Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Những điều cần biết về sinh mổ

Dưới đây là những điều các sản phụ sinh mổ cần biết:

1. Nếu lần sinh con đầu tiên của bạn là sinh mổ, tốt nhất là bạn nên giữ khoảng cách 3 năm trước khi sinh con thứ hai. Khoảng cách dưới 3 năm làm tăng nguy cơ bạn phải mổ trong lần sinh tiếp theo.

2. Có quan niệm phổ biến rằng những người sinh mổ phải tránh mọi hoạt động thể chất trong vòng 40 ngày hoặc 6 tuần đầu tiên và tránh tập gym cho tới khi được 6 tháng. Đây là một quan niệm sai lầm. Bạn có thể bắt đầu những hoạt động thể chất cơ bản và cũng có thể tham gia những bài tập vùng chậu giúp tăng cường sức khỏe lưng. Hãy bắt đầu chậm và dần dần. Bạn có thể bắt đầu đi bộ nhưng tránh nâng những vật nặng trong 40 ngày đầu. Sau 3 tháng, bạn có thể bắt đầu tập luyện thường xuyên dưới sự hướng dẫn của huấn luyện viên thể dục.

3. Sau mổ, cho con bú là hoàn toàn tốt nếu cơ thể bạn cho phép. Phần lớn các sản phụ bắt đầu cho con bú trong ngày tiếp theo. Tuy nhiên, cho con bú ngày đầu tiên hoặc ngay sau khi sinh không hề gây tác hại nào.

4. Tăng cân và sinh mổ không liên quan với nhau. Nhiều phụ nữ sinh mổ và vẫn giữ được vóc dáng đẹp nhờ họ tham gia các hoạt động thể chất cơ bản và để ý tới chế độ ăn. Tăng cân, nếu có, phần lớn là do stress và ăn uống quá tùy tiện sau phẫu thuật.

nhung-dieu-can-biet-ve-sinh-mo

Lý tưởng nhất là uống nhiều nước, ăn nhiều thực phẩm lành mạnh và bắt đầu những bài tập cơ bản một cách tích cực.

5. Một chế độ ăn thích hợp là rất quan trọng

Đồ ăn mềm được khuyến nghị trong ngày thứ hai sau phẫu thuật. Tránh ăn những thực phẩm giàu chất béo. Từ ngày thứ 3 trở đi, nên ăn thực phẩm rắn giàu sắt và chất xơ. Vitamin C cũng giúp làm lành vết thương. Bổ sung hoa quả tươi, rau xanh, thịt nạc, sữa chua ít béo và các loại hạt vào chế độ ăn. Duy trì lượng nước của cơ thể. Chế độ ăn lành mạnh và giàu chất dinh dưỡng cũng đảm bảo để bạn không bị tăng cân sau phẫu thuật.

6. Trầm cảm sau sinh rất phổ biến. Nguyên nhân là do bạn bị stress nhiều khi sinh con. Tình trạng này sẽ giảm sau một vài tuần. Nhưng nếu bạn thấy mọi việc vượt khỏi tầm kiểm soát hoặc luôn lo lắng về sự an toàn của em bé, hãy nói với bác sĩ vì có thể bạn đang có dấu hiệu của trầm cảm sau sinh.

7. Mặc dù việc chăm sóc con là quan trọng nhưng bạn cũng cần chăm sóc bản thân để bắt đầu quá trình hồi phục. Hãy giữ ấm để tránh hắt hơi và ho vì chúng có thể gây áp lực lên vết mổ. Không nằm ngửa. Nằm nghiêng về một bên với sự giúp đỡ của người thân và giữ tay trên chỗ mổ để không bị thương. Tranh thủ ngủ mỗi khi em bé ngủ hoặc nhờ người thân trông bé giúp để ngủ.

8. Nếu bạn bị béo phì, nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu sẽ cao hơn vì bạn không hoạt động bình thường được trong vòng 24 giờ sau mổ.

BS. Cẩm Tú / Univadis

(theo THS)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bà bầu sắp sinh cần tránh làm gì trong dịp Tết?

Lưu ý về an toàn thực phẩm Ngày Tết, các gia đình có thói quen mua sắm, tích trữ thực phẩm trong tủ lạnh với số lượng lớn để ăn uống, tiếp đ...